Các cặp nam nữ yêu nhau do tưởng tưởng thoải mái nên việc có thai ngoài ý muốn là một vấn đề xảy ra khá phổ biến. Có trường hợp ép người yêu phá thai thì có bị phạt không ?
Khi nào ép người yêu phá thai thì bị phạt ?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế”.
Và cũng căn cứ vào Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm về việc lựa chọn giới tính.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 7 Luật bình đẳng giới quy định như sau:
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
- Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
- Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Như các quy định nêu trên chúng ta thấy rằng việc ép người khác phá thai chưa có quy định cụ thể nào về phạt nhưng mà phá thai vì lựa chọn giới tình thì nhẹ thì có thể bị phạt hành chính và nặng thì có thể bị xử lý hình sự.
Phá thai vì lựa chọn giới tình bị xử lý như thế nào ?
- Xử lý hành chính
Căn cứ vào Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ – CP quy định mức phạt đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:
“Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này”
- Xử lý hình sự
Căn cứ vào Điều 316 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tổ chức phá thai trái phép như sau:
"Điều 316. Tội phá thai trái phép
1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.”.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Thậm chí, nếu trong quá trình nạo, phá thai, các cơ sở y tế và các y bác sĩ không tuân thủ đầy đủ các quy tắc nghề nghiệp mà để xảy ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, hành chính được quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:
- Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu làm chết 02 người trở lên
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, ta thấy các quy định nêu trên thì hành vi ép buộc người khác phá thai nói chúng pháp luật cũng chưa có những quy định cụ thể về chế tài. Nhưng chúng ta cũng phải cân nhắc vì hành vi phá thai ảnh hưởng rất lớn đến người phụ nữ kể cả về mặt sức khỏe, tâm lý và có khả năng tước quyền làm mẹ do bị vô sinh.
Và hành vi ép buộc người khác phá thai vì lựa chọn giới tính hoặc việc tổ chức phá thai do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp nhẹ thì có thể bị xử lý hành chính và nặng hơn thì có thể bị xử lý hình sự.
Trân trọng !