Cuối tháng 11 đến hết tháng 12 hàng năm là mùa của tuyển công dân nhập ngũ do nhiều lý do khác nhau mà một số công dân không thiết that việc nhập ngữ nên đã tính đến các cách trốn nghĩa vụ. Trong bài viết này có 05 cách “trốn” nghĩa vụ quân sự phổ biến ?
5 CÁC CÁCH TRỐN NGHĨA VỤ PHỔ BIẾN
1. Giả bệnh để trốn khám sức khỏe;
Căn cứ vào Điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT –BQP quy định: “Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 ( Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3) tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS”.
Lưu ý: Dùng 8 chỉ tiêu sau để phân loại sức khỏe nên sức khỏe loại 3 là ít nhất 8 chỉ tiêu sau bị chấm 3 điểm.
Chỉ tiêu |
Kết quả khám tuyển tại địa phương |
Kết quả khám phúc tra tại đơn vị |
||||
Điểm |
Lý do |
Y, BS khám (ký, họ tên) |
Điểm |
Lý do |
Y, BS khám (ký, họ tên) |
|
Thể lực |
|
|
|
|
|
|
Mắt |
|
|
|
|
|
|
Tai mũi họng |
|
|
|
|
|
|
Răng hàm mặt |
|
|
|
|
|
|
Nội khoa |
|
|
|
|
|
|
Tâm thần kinh |
|
|
|
|
|
|
Ngoại khoa |
|
|
|
|
|
|
Da liễu |
|
|
|
|
|
|
KQ xét nghiệm (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
Kết luận |
|
|
|
|
|
|
Ngày...... tháng....... năm....... |
Ngày....... tháng........ năm....... |
Căn cứ thông tư 16/2016/TT – BYT –BQP những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT |
TÊN BỆNH |
MÃ BỆNH ICD10 |
1 |
Tâm thần |
(F20- F29) |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương, khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 |
9 |
Người nhiễm HIV |
B20 đến B24, Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|
2. Tạm lánh khỏi nơi cư trú để không phải đi khám.
Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm ( khoản 4 Điều 40 Luật nghĩa vụ quan h). Đến thời điểm này các gia đình hay cho con đi đâu đó một thời gian lấy lý do con không ở nhà nên không đăng ký khám nghĩa vụ quân sự được.
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:
"Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân."
Vì vậy, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho tổ quốc. Thế nên Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
"Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định."
Tại điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
"Điều 15. Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc tại các cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú"
Mà căn cứ Điều 5 của Luật cư trú thì nơi cứ trú là nơi “đăng ký thường trú hay tạm trú”. Và căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Do đó, việc công dân chuyển đến một chỗ mới khác nơi đăng ký thường trú thì phải đăng ký tạm trú. Và căn cứ Điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự nêu trên thì công dân vẫn phải đăng ký nghĩa vụ tại nơi đăng ký tạm trú.
3. Xin xác nhận là lao động duy nhất để tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
Căn cứ vào Điều 41 luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận”.
Lưu ý: Làm rõ một số khái niệm:
- Không còn khả năng lao động: Hiện nay cũng chưa có một quy định giải thể cụ thể như thế nào là không còn khả năng lao động nên chúng ta áp dụng tương tự pháp luậ quy định tại Điều 6 Bộ Luật dân sự năm 2015. Và một số văn bản khác quy định trong từng trường hợp cụ thể như:
+ Theo đó, tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 03), có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” có nội dung hướng dẫn như sau:
“1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”.
+ Ngoài ra, trong nội dung Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật thuế thu nhập cá nhân…cũng có quy định về khái niệm có liên quan là “người khuyết tật không có khả năng lao động”. Cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư 111 có khái niệm người khuyết tật không có khả năng lao động để xét giảm trừ gia cảnh về thuế thu nhập như sau:
“Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...)”
- Chưa đến tuổi lao động: Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật lao động 2012 quy định người lao động “là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Như vậy, từ đó ta hiểu là người chưa đến tuổi lao động là người dưới 15 tuổi.
Từ quy định nêu trên nhiều người lên UBND xã/phường làm xác nhận với lý do là lao động duy nhất để được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do nào đó mà UBND phường có những trường hợp vẫn xác nhận.
4. Đút lót cho cán bộ khám sức khỏe để có bệnh án xấu.
Theo quy định mới tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì khi khám sức khỏe NVQS sẽ được xếp thành 8 loại:
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
5. Xăm mình
Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm được áp dụng theo Thông tư 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thông tư này quy định không gọi nhập ngũ vào Quân đội với những người xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 dưới đùi trở xuống).
Hiện nay, Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2018). Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự.
6. Nhập ngũ xong xuất ngũ:
Nếu không còn cách gì thì đành phải chấp nhận nhập ngũ, nhưng sau khi nhập ngũ tầm 2 tháng thì tìm cách vi phạm nội quy để bị cho ra quân. Và còn rất nhiều chiêu trò mà các thanh niên có thể tự nghĩ ra để trốn khỏi việc phải khám NVQS. Nhưng lưu ý một điều là ngoài việc bị xử phạt hành chính, thì sắp tới đây khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, thì hành vi trốn đi NVQS có thể bị xử lý hình sự.
Phạt hành chính đến 4 triệu đồng
- Phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng nếu:
+ Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi mà không có lý do chính đáng
- Phạt từ 1,5 triệu đồng - 2,5 triệu đồng nếu:
+ Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Ngoài bị phạt tiền, người có một trong các hành vi nêu trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Căn cứ: Điều 4, 5, 6 và 7 của Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
- Phạt từ 02 triệu đồng - 04 triệu đồng nếu:
+ Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự
+ Đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe.
Xử lý hình sự: Cao nhất là 05 năm tù
Căn cứ: Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015.
Người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đặc biệt, nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay Lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 – 05 năm.