Địa điểm kinh doanh là gì ?
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể và địa điểm kinh doanh có thể trực thuộc chi nhánh hoặc trực thuộc công ty.
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ – CP quy định như sau: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”
Như vậy, từ quy định nêu trên địa điểm kinh doanh có thể thành lập tại các địa điểm sau:
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty
- Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, khác tỉnh với trụ sở chính công ty.
Phân biệt địa diểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện
Tiêu chí |
Chi nhánh |
Văn phòng đại diện |
Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh |
Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. |
Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty. |
Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký. |
Con dấu, giấy phép hoạt động |
Có con dấu riêng; |
Có con dấu riêng; |
Không có dấu riêng; |
Về đặt tên |
Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện |
Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện |
Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doan |
Ký kết hợp đồng |
Được phép ký hợp đồng kinh tế; |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; |
Mã số thuế |
Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. |
Có mã số thuế riêng 13 số. Văn phòng đại diện kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số Văn phòng ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. |
Không có mã số thuế riêng. |
Hạch toán thuế |
Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc. |
Kê khai độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện quản lý. |
Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung theo công ty. |
Các loại thuế phải nộp |
Thuế môn bài |
Thuế thu nhập cá nhân. |
Thuế môn bài. |
Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh. |
Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. |
Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. |
Hồ sơ thành lâp đơn giản; |
Ưu và nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Ưu điểm: Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện có các ưu điểm sau:
+ Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một tỉnh/thành phố
+ Hoạch toán, kê khai thuế phụ thuộc doanh nghiệp
+ Có chức năng kinh doanh (VPĐD thì không có chức năng này)
+ Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng
+ Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh cũng nhanh chóng, giản so với chi nhánh và văn phòng đại diện: không phải chốt thuế, không phải trả lại con dấu khi chấm dứt.
- Nhược điểm:
+ Không được thành lập tại các tỉnh/thành phố mà công ty không có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại đó.
+ Do có phát sinh hoạt động kinh doanh nên phải nộp lệ phí môn bài
+ Không được quyền đăng ký con dấu riêng.
Các lưu ý cần biết trước khi thành lập địa điểm kinh doanh
1. Tên địa diểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 20 của NĐ 78/2015 thì tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
2. Nơi đặt địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
3. Phạm vi ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
4. Người đứng dầu địa điểm kinh doanh
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người đại diện theo pháp của doanh nghiệp hoặc là người được ủy quyền.
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ: Thông báo đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (theo mẫu)
2. Trình tự thủ tục nộp: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
3. Cách thức thực hiện: Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.