Sau khi thành lập doanh nghiệp thì những công việc gì cần phải làm ngay ? và bài viết này sẽ chia sẻ tất cả những công việc doanh nghiệp cần phải làm sau khi mở Công ty.
1. Khắc dấu và nội dung con dấu Công ty
Doanh nghiệp có quyền quyết định các nội dung sau của con dấu:
- Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
- Số lượng con dấu.
- Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Nội dung con dấu phải thể hiện đầy đủ nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp
Lưu ý:
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
Thời điểm có hiệu lực của con dấu
Doanh nghiệp tự quyết định thời điểm có hiệu lực của con dấu nhưng phải trùng hoặc sau ngày thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Treo biển Công ty:
Những Nội dung bắt buộc phải có trên biển hiệu doanh nghiệp – công ty
Theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng Cáo, Biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Địa chỉ, điện thoại.
Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào (Điều 23 Quy chế hoặt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng).
Vị trí treo biển hiệu doanh nghiệp – công ty tại trụ sở, cơ sở kinh doanh
Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Theo quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP:
+ Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
+ Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng.
+ Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
3.Mở tài khoản ngân hàng và thông báo thông tin tài khoản ngân hàng
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cơ bản gồm
– Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Thông báo sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp;
– Bản sao chứng thực CMND của đại diện theo pháp luật- chủ tài khoản;
– Bản sao Điều lệ công ty;
– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ( nếu đăng ký );
– Bản sao chứng thực CMND của người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng (nếu có);
– Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (nếu có).
Doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí để thực hiện việc duy trì tài khoản. Số phí này tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể nhưng mức trung bình là 1.000.000 đồng.
Thông báo thông tin tài khoản ngân hàng
Sau khi doanh nghiệp mở tài khoản hoàn tất, trong thời hạn 10 ngày phải thực hiện thủ tục thông báo thông tin tài khoản theo quy định. Thủ tục thông báo này hiện được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh như một thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
4. Mua chữ ký số (tocken) để kê khai thuế qua mạng điện tử
Chữ ký số là phương tiện được sử dụng để xác thực nhân dạng của người gửi tin nhắn hoặc của người ký tài liệu và để đảm bảo một điều chắc chắn rằng nội dung gốc của tin nhắn hoăc tài liệu đã gửi sẽ không bị thay đổi.
Hiện nay, hầu như các cơ quan thuế bắt buộc các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế bằng phương thức điện tử. Dùng chữ ký số thay cho việc giám đốc ký tươi vào văn bản và đóng dấu.
5.Lập tài khoản khai thuế điện tử, tài khoản dịch vụ nộp thuế điện tử
Để lập tài khoản khai thuế điện tử Công ty truy cập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn để lập và đăng ký tài khoản khai thuế điện tử.
Để lập tài khoản dịch vụ nộp thuế điện tử, công ty doanh nghiệp truy cập vào website: nopthuedientu.gdt.gov.vn để lập và nộp “Bản đăng ký nộp thuế điện tử qua ngân hàng thương mại” thông qua chữ ký số (địa chỉ email mặc định theo tài khoản khai thuế điện tử – Công ty không phải nhập, hệ thống sẽ tự động link sang).
6. Nộp tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí môn bài
Thời hạn khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài
Đối với công ty mới thành lập, lệ phí môn bài được kê khai 01 lần khi mới thành lập doanh nghiệp và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập. Theo quy định tại nghị định Nghị định 22/2020/NĐ-CP, năm đầu tiên doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01.
Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp
Doanh nghiệp mới thành lập năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên từ năm thứ hai trở đi doanh nghiệp phải nộp:
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
7. Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 công ty mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử.
– Công ty liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ký kết hợp đồng về việc sử dụng phần mềm xuất hóa đơn điện tử, thiết kế mẫu hóa đơn …. Sau khi doanh nghiệp duyệt market, nhà in sẽ thiết lập hồ sơ và hóa đơn mẫu.
– Công ty Lập và nộp Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử + hóa đơn mẫu bằng phương thức điện tử. Tuy nhiên, có chi cục thuế yêu cầu nộp bản cứng mà không nộp qua mạng. Doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện.
– Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
8. Thực hiện việc góp vốn theo cam kết góp
Thực hiện việc góp vốn đối với công ty TNHH
Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên) phải lập sổ đăng ký thành viên để ghi nhận thông tin thành viên cũng như quá trình góp vốn. Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm Cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viên
Thực hiện việc Góp vốn đối với công ty cổ phần
Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người đại diện cấp cổ phiếu cho các cổ đông để ghi nhận số cổ phần đã góp.
Trường hợp thành viên/cổ đông không góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với số vốn thực góp.
9. Sắp xếp hồ sơ công ty và hồ sơ kế toán ban đầu
Khi sắp xếp hồ sơ nhân sự quý công ty sẽ phải sắp xếp theo các tiêu chí
9.1. Hồ sơ do Công ty ban hành
9.2. Hồ sơ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
9.3. Hồ sơ của đối tác
Trên đây là tất cả 9 công việc chúng ta cần làm sau khi mà thành lập công ty để kinh doanh.
Nếu bác nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi về tư vấn luật cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi: 09650.333.95 để chúng tôi có sự chuẩn bị hỗ trợ các quý doanh nghiệp nhanh chóng và chu đáo nhất.
Trân trọng !