Trên thực tế việc mà những người hưởng thừa kế không thống nhất được việc chia tài sản người chết để lại diễn ra khá phổ biến. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tranh chấp thừa kế như vậy, có những cách nào giải quyết ?
Các loại tranh chấp thừa kế thường gặp
- Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền hưởng di sản;
- Tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau;
- Tranh chấp thời điểm khai nhân di sản
-….
3 Cách giải quyết người dân cần biết:
Cách thức giải quyết tranh chấp thừa kế các bên có thể lựa chọn 1 trong 3 phương thức sau:
- Thương lượng: Là sự thỏa thuận giữa các bên để đưa ra phương án giải quyết mâu thuẫn lợi ích mà các bên đang tranh chấp mà không có sự có mặt của bên thứ ba.
- Hòa giải: Là cách giải quyết qua bên thứ ba trung gian để hòa giải, dàn xếp xung đột mà các bên đang tranh chấp hiện tại ( pháp luật cũng không quy định trình tự)
- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Thủ tục khởi kiện ra Tòa án vụ án tranh chấp thừa kế
Nếu mà một trong các bên lựa chọn phương án khởi kiện ra tòa thì trình tự thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1. Nộp đơn khởi kiện
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)
Nộp đơn khởi kiện
Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:
- Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.
- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.
Hình thức nộp đơn
Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án.
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)
Bước 3: Chuẩn bị xét xử (thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án)
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Như vậy, trên đây là 3 cách giải quyết tranh chấp thừa kế phổ biến mà những người thừa kế nếu có tranh chấp hay áp dụng. Mỗi cách thức có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn để chọn giải quyết tranh chấp thừa kế tối ưu nhất.
Còn vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ: 09650.333.95 (Mr.Học)
Trân trọng !