Điểm khác biết giữa cầm cố và thế chấp ? Có các tiêu chỉ nào để chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa cầm cố và thế chấp theo quy định pháp luật hiện tại.
STT |
Tiêu chí |
Cầm cố |
Thế chấp |
1 |
Căn cứ pháp lý |
Điều 309 BLDS 2015 |
Điều 317 BLDS năm 2015 |
2 |
Định nghĩa |
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. |
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp |
2 |
Tài sản |
Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,.. Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt |
Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp |
3 |
Chuyển giao tài sản |
Có chuyển giao tài sản |
Không chuyển giao tài sản |
4 |
Trả lại tài sản |
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. |
Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp |
6 |
Hình thức của Hợp đồng |
Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, không cần công chứng, chứng thực |
Việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký |
7 |
Đăng ký giao dịch bảo đảm |
Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch bảo đảm, còn lại các loại cầm cố khác không cần |
Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm |